Your Shopping Cart
Total Items:
SubTotal:
Tax Cost:
Shipping Cost:
Final Total:

Thursday, March 27, 2014

Kinh nghiệm đi dịch thuật

Kinh nghiệm đi dịch thuật
Bài đầu tiên mình sẽ giới thiệu sơ lược về các phương pháp dịch thuật cơ bản (basic translation) trong tiếng Anh để mọi người có 1 cách nhìn tổng quát về dịch thuật. Mình sẽ sử dụng đa số bằng tiếng Việt, các bạn nào muốn trao đổi hoặc bình luận (comment) thì xin cứ tự nhiên sử dụng tiếng Việt hoặc tiếng Anh càng tốt vì đây là nơi trao đổi kinh nghiệm dịch thuật. Nếu có chỗ nào sai sót thì cũng mong mọi người bỏ qua và mình sẽ sửa chữa bổ sung sau.

Xem dịch vụ dich cong chung
Xem dịch vụ Dịch công chứng
Dịch vụ dịch thuật
Dịch vụ dich thuat


Quay lại vấn đề chính, translation method có 5 cách
1/ Grammar Translation (dịch theo Ngữ pháp)
2/ Word-for-word Translation (dịch từ theo từ)
3/ Literal Translation (dịch theo phong cách văn học)
4/ Free Translation (dịch theo phong cách tự do)
5/ Sentence-pattern Translation (dịch theo mẫu câu)
Đa số người Việt thường hay dịch theo cách số 2 và 4, ngay cả bản thân mình cũng vậy. Trong 5 cách dịch thì cách số 5 là khó nhất vì rơi vào trường hợp này đa số là thành ngữ nên sẽ đòi hỏi dịch giả phải có 1 trình độ chuyên sâu về ngôn ngữ mình đang dịch nhất định. Ví dụ như câu “eat like a horse” sẽ có 2 cách dịch là cách số 2 và số 5, nếu bạn chọn cách số 2 thì câu đó sẽ được dịch thành “ăn như 1 con ngựa”, tất nhiên là ở Việt Nam không ai nói như vậy rồi, vậy thì theo cách số 5 bạn sẽ dịch như thế nào? Theo quan điểm của cá nhân tôi (in my opinion) thì sẽ có 5 câu khá tương đồng trong tiếng Việt đó là
1/ Ăn như heo
2/ Ăn như trâu
3/ Ăn như hạm
4/ Ăn như voi
5/ Ăn như hổ
Tiếp theo ta sẽ căn cứ vào (based on/ according to) cảm xúc (emotion) của người nói (speaker) hoặc người viết (writer) câu “eat like a horse” và mà lựa chọn 1 trong 5 câu trên cho phù hợp nhất. Thông thường lựa chọn đầu tiên “ăn như heo” sẽ mang chiều hướng tiêu cực (negative direction/ attitude) hoặc nghĩa xấu (bad meaning) vì tất nhiên con heo tượng trưng cho sự dơ bẩn (dirty) trong tiếng Việt và không ai muốn mình ăn 1 cách bất lịch sự (impolite) như vậy cả. Vì thế (therefore) dịch giả (translator) sẽ dựa vào các câu khác trong đoạn văn mà quyết định xem (determine) sẽ dịch theo chiều hướng xấu (câu 1) hay tốt (4 câu còn lại). Nếu bạn thấy câu đó quá dễ có gì đâu mà khó ai chẳng dịch được nào thì mình xin mời bạn dịch câu “one bird in hand is much more valuable than two birds in bush” (dịch nôm na là 1 con chim trong tay thì có giá hơn 2 con chim trong bụi) vậy các bạn hãy comment xem trong tiếng Việt mình câu nào sẽ mang nghĩa tương đồng nhất.
Sau cùng mình xin được giới thiệu sơ lược về phương pháp dịch theo ngữ pháp. (đang xét theo chủ ngữ - subject – của câu)
1/ Noun (danh từ) làm chủ ngữ trong câu
Ex: a/ Diabetes is a relatively harmful disease.
-Tiểu đường là 1 căn bệnh khá có hại. (dịch thô)
- Bệnh đái tháo đường là 1 căn bệnh tương đối nguy hiểm.
b/ Quốc Hội bỏ phiếu cho dự luật.
Ở đây “Quốc Hội” sẽ được dịch là “Congress” chứ không phải “Parliament” (nghị viện) và “dự luật” sẽ được dịch là “bill” chứ không phải prelaw. Vậy nguyên câu sẽ được dịch đơn giản là
The Congress votes for the bill.
2/ Pronoun (đại từ) làm chủ ngữ trong câu
a/ I want to know what she is thinking.
Tôi muốn biết cô ta đang nghĩ gì. (word-for-word translation)
Tao muốn tìm hiểu xem mụ ta đang suy tính/ âm mưu gì (free translation – dịch phóng tác, dịch tự do)
b/ Người ta ai cũng phải nghĩ đến những điều thực tế.
People all must think about reality.
Everyone has to think of pratical things. (2 câu này đều khá tương đồng nhưng câu thứ nhất hay hơn vì có thêm chữ all để nhấn mạnh chủ từ people)
c/ Điều đó nghe hay đấy!
That sounds great.
3/ Adjective used as a Noun (Tính từ được sử dụng như danh từ để làm chủ ngữ)
Ex: a/ The rich often looks down on the poor.
Kẻ giàu thường khinh khi người nghèo.
Người giàu thường khinh bỉ kẻ nghèo.
Trong trường hợp này (in this case) nếu ta dịch theo câu đầu tiên có nghĩa rằng ta muốn ám chỉ thành kiến của mình (negative view/point) về “the rich” vì trong tiếng Việt chữ kẻ thường mang nghĩa xấu (bad meaning). Tuy nhiên (however) ở câu thứ hai thì chữ “kẻ nghèo” lại không diễn đạt (express) thành kiến của dịch giả về “the poor” mà thay vào đó (instead) nó lại diễn đạt quan điểm (view point/ opinion) của dịch giả rằng “the poor” này chính là tầng lớp tận cùng trong nấc thang xã hội (lowest class in social map/position) và cho thấy sự cảm thông (sympathy) của dịch giả đối với “the poor”. 2 cách dịch sẽ mang lại ý nghĩa và hiệu quả (result/ effect) khác nhau nên dịch giả cần cân nhắc (consider) kỹ trước khi dịch.
b/ Người nghèo thường không được chăm sóc cẩn thận.
The poor is not well taken care.
4/ Infinitive
Ex: a/ To make a career decision is very important.
Ở đây ta có cụm infinitive làm chủ ngữ là “to make a career decision” nhưng khi dịch thì không dịch là “để ra 1 quyết định về nghề nghiệp” mà phải dịch là “việc đưa ra quyết định về nghề nghiệp” thì mới chính xác với văn phong tiếng Việt.
b/ Biết yêu quá sớm thì không tốt.
To love too soon is not good.
5/ Gerund
a/ Smoking is harmful for your health.
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
b/ Tha thứ tốt hơn là ghi nhớ trong lòng.
Forgiving is better than bearing in mind.
Forgiving is better than remember.
Trong trường hợp này thì tất nhiên câu đầu tiên hay hơn vì “bearing in mind” là 1 cái gì đó mà mình phải chịu đựng ở trong lòng chứ không như “remember” hay được sử dụng theo nghĩa tích cực hơn.
6/ Phrase
The fight against reckless driving achieved good results.
Theo từ điển Oxford thì từ “reckless” có nghĩa là “showing a lack of care about danger and the possibile results of your actions” (biểu thị sự thiếu quan tâm vể hiểm họa và khả năng tiềm ẩn trong những hành động của bạn). Như vậy trong câu này nó sẽ được dịch tạm là “việc phóng nhanh vượt ẩu” – “reckless driving”
Cuộc đấu tranh chống lại việc phóng nhanh vượt ẩu thu được nhiều kết quả khả quan.
7/ Clause
a/ Whether you told her or not is meaningless to us.
Mày có đi mách lẻo với mụ ta hay không thì chẳng có nghĩa lý gì/ chẳng liên quan gì với tụi tao cả.
b/ Thời gian ông ta đến không ai biết.
Noone knows when he has arrived. -> dịch sai (vì ý của tác giả muốn nhấn mạnh “thời gian” chứ không phải “ai” nên không thể đem noone ra đầu câu làm chủ từ, cái thứ hai là sai về thì của câu vì tác giả không đề cập rằng ông ta đã đến hay sẽ đến)
When he arrives is unknown. (dịch đúng)

Tag: dich thuat, dịch thuật,dịch công chứng, dich cong chung mua dien thoai tra gop gom su bat trang gom su gốm sứ dien thoai tra gop
Add to Cart More Info

0 comments:

Post a Comment